Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Chế độ ăn uống của người bệnh không hợp lý sẽ làm cho đường huyết tăng cao không kiểm soát được…
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan tới lượng đường trong máu. Vì vậy, khi mắc tiểu đường, điều quan trọng nhất là bạn cần phải có chế độ ăn hợp lý để kiểm soát được lượng đường luôn nằm trong ngưỡng an toàn.
1. Bệnh tiểu đường nên ăn gì
- Thịt: Một số loại thịt người bệnh tiểu đường nên ăn là các loại thịt trắng, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc lọc bỏ mỡ… Khi chế biến nên hấp, luộc và hạn chế xào, rán, nấu…
- Cá: Cá hồi, cá thu, các ngừ, cá mòi, cá trích là những nguồn cung cấp axit béo omega 3 DHA, EPA cực kỳ tốt cho tim mạch. Những người bị tiểu đường sẽ có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Vậy nên, việc cung cấp các thực phẩm giàu DHA, EPA sẽ giúp bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch.
- Rau:
Các loại rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, ít calo và tinh bột nên giúp bạn hạn chế bị tăng đường huyết. Các loại rau tốt cho người tiểu đường như: cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ,…
Bên cạnh đó, việc cung cấp các loại củ như cà rốt, hành tây, rền đỏ, củ cải,… cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa cũng giúp cho mắt luôn được khỏe mạnh.
- Chất béo: Việc hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn của người tiểu đường là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vẫn cần cung cấp đầy đủ khi cần. Một số loại chất béo nên dùng cho người tiểu đường như: dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá,…
- Tinh bột: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như đậu, đỗ, gạo, lúa mạch… còn nguyên cám được khuyến khích sử dụng. Khi chế biến, nên sử dụng bằng cách hấp, luộc, nướng hoặc rang xay…
- Hoa quả: Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi
2. Bệnh tiểu đường không nên ăn gì
Ngoài việc cung cấp những thực phẩm nên ăn, người bị tiểu đường nên hạn chế một số loại thực phẩm:
- Hạn chế gạo trắng, bánh mì, sắn dây…
- Hạn chế các loại thịt đỏ, thực phẩm chứa chất béo, nhiều cholesteron như mỡ động vật, da gia cầm, phủ tạng động vật…
- Đặc biệt, người tiểu đường nên hạn chế các loại thực phẩm chứa đường: hoa quả sấy khô, mứt hoa quả, kẹo ngọt, nước có ga,…
3. Chế độ ăn hợp lý
Ngoài việc bệnh biết tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì thì việc thực hiện chế độ ăn hợp lý là vô cùng quan trọng. Điều này giúp tránh đường huyết tăng và ngăn chặn được nguy cơ và tiến triển của bệnh.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Khoảng 6 – 8 bữa một ngày. Giúp cung cấp đủ năng lượng hoạt động cho cơ thể
- Ăn uống điều độ, đúng giờ. Tránh việc để quá đói hoặc quá no. Nếu đói, người bệnh sẽ bị tụt đường huyết, có thể ngất đi.
- Vận động thể thao hợp lý, nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh. Người tiểu đường dễ bị mệt, nếu vận động mạnh quá cũng rất dễ bị tụt đường huyết.