Các bệnh cơ xương khớp ngày càng gia tăng và là nguyên nhân hàng đầu gây liệt chi, tần phế cho con người. Bệnh có xu hướng trẻ hóa và phụ thuộc vào ngành nghề. Và tỉ lệ dân văn phòng mắc các vấn đề về cơ – xương- khớp ngày một tăng.
Bệnh cơ xương khớp là gì?
Bệnh cơ xương khớp được hiểu chung là một tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, gân, xương sống… Những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Các vùng thường gặp nhất là cổ, vai, lưng, hông, chân, đầu gối,…
Bệnh có thể gây tê bì, đau hoặc đôi khi là liệt chi, tàn phế,… ảnh hưởng tới ngày công làm việc, tăng chi phí y tế và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
Ở dân văn phòng, do việc phải ngồi lâu tiếp xúc với máy tính nên tỉ lệ mắc bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng lên tới 65% và còn có xu hướng tăng hơn nữa.
Triệu chứng, dấu hiệu bệnh cơ xương khớp
Theo những nghiên cứu gần nhất, các vấn đề cơ xương khớp thường gặp nhất chính là đau lưng, đau cổ vai gáy, đau cổ tay/ bàn chân hoặc đau các cơ chân, tê bì tay chân.
- Đau lưng: Tình trạng mỏi cơ vùng lưng có thể thoáng qua, cũng có thể diễn ra lâu vài ngày. Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau lưng.
- Đau cổ vai gáy: Việc ngồi lâu một chỗ, ngồi văn phòng lâu hoặc sai tư thế sẽ rất dễ bị đau vùng cổ vai gáy. Nguyên nhân là khi ngồi, tay và đầu có xu hướng ngả về trước, khác với tư thế sinh lý bình thường. Cơ vai gáy phải gồng lên để giữ thăng bằng, chịu áp lực lớn.
- Đau cổ tay, ngón tay, bàn chân: Cổ tay, ngón tay là nơi hoạt động nhiều, tiếp xúc với nhiều.
- Ngoài ra, một số triệu chứng có thể gặp là: mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ngứa ra, tê hoặc cứng cơ, khớp,…
Nguyên nhân gây rối loạn cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp có thể gặp trên nhiều bộ phận cơ thể, vì vậy nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng.
- Tuổi tác: Người lớn tuổi có khả năng bị cao hơn.
- Nghề nghiệp: Công việc thực hiện động tác lặp đi lặp lại hoặc duy trì một tư thế quá lâu. Người làm trong môi trường ẩm ướt, lạnh. Một số nghề mắc bệnh cao hơn như: dân văn phòng, công nhân kho đông lạnh, …
- Lối sống: Việc sử dụng quá nhiều cơ bắp hoặc không vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những vận động viên tập quá nhiều hoặc những người lười vận động cũng tăng nguy cơ gây bệnh.
Cách phòng tránh bệnh cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp chủ yếu gây ra bởi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện bệnh, việc quan trọng là bạn nên thay đổi một số thói quen:
- Hạn chế với đồ vật ở trên cao, đặt các đồ vật sử dụng trong tầm tay của bạn.
- Sử dụng các công cụ, đồ vật có chức năng đẩy, kéo, hạn chế mang nặng.
- Dùng ghế tựa nếu phải ngồi quá lâu.
- Đối với dân văn phòng, nên thi thoảng vận động trong thời gian làm việc.
- Luyện tập các bài tập vừa sức, không nên vận động quá mạnh, rất dễ bị đau, trấn thương cơ, khớp.